Nước yến sào có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Cách nấu nước yến cũng vô cùng đơn giản, hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.
Mục lục
Nước yến sào có tác dụng gì?
Từ xưa yến sào đã được biết đến là một loại thực phẩm quý hiếm, cực kỳ bổ dưỡng. Đông y có đề cập đến các công dụng yến sào như: diên niên ích thọ, bổ phế dưỡng âm, bổ nguyên ích não, bổ hư dưỡng vị, kiện tỳ điều trung, ích thận cố biểu, lưỡng bổ khí huyết, dưỡng vệ sinh tân…

Y học hiện đại ngày nay cũng đã chứng minh được giá trị dinh dưỡng của yến sào. Các nhà nghiên cứu tìm thấy trong thành phần yến sào có đến hơn một nửa là protein với 18 loại axit amin, trong đó có đủ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, leucine, isoleucine…
Bên cạnh đó, yến sào còn có carbohydrate (chiếm hơn 25%) gồm axit sialic cùng nhiều loại đường tốt. Ngoài ra trong yến sào cũng chứa không ít khoáng chất đa và vi lượng như canxi, sắt, kẽm, đồng, magie, mangan, selen…
Có rất nhiều cách chế biến yến sào như: tổ yến chưng, chè tổ yến, súp tổ yến, cháo tổ yến… nhưng nước yến là phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất. Nước yến có ưu điểm lỏng, thanh mát, ngọt dịu rất dễ dùng. Loại nước uống đặc biệt này mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.
Một số tác dụng của nước yến sào như:
Bổ sung nước: Nước yến sào giúp bổ sung nước cho cơ thể. Trong cơ thể con người, nước đóng rất nhiều vai trò quan trọng như: dung môi của các phản ứng hoá học, tham gia vào các phản ứng hoá học, chất bôi trơn, điều hoà nhiệt độ cơ thể…
Phục hồi sức khoẻ: Nước yến sào giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khoẻ, làm lành vết thương bên ngoài hay tổn thương bên trong… Do đó rất phù hợp với người bệnh, người sau bệnh, người sau phẫu thuật, phụ nữ sau sinh…
Ổn định hệ thần kinh: Yến sào trong nước yến có chứa nhiều serine, axit glutamic, histidine, phenylalanine, tryptophan… Đây đều là các loại axit amin quan trọng trong hệ thần kinh, đóng vai trò là chất dẫn truyền thần kinh, tiền chất của các loại hormone thần kinh, có tác dụng tăng cường trí nhớ, phản xạ thần kinh, giảm stress, cải thiện tâm trạng, ngủ ngon hơn… Các chất này cũng giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ.

Cải thiện chức năng tiêu hoá: Với nhiều loại axit amin cùng khoáng chất, nước yến sào có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hoá, phát triển lợi khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, kích thích cảm giác ăn uống ngon miệng hơn…
Bảo vệ tim mạch: Nước yến sào còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm gia tăng số lượng hồng cầu, hỗ trợ điều hoà huyết áp, kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol trong máu…
Củng cố hệ cơ xương: Nước yến sào giúp bổ sung thêm canxi, có lysine giúp tăng khả năng hấp thụ và lưu giữ canxi, nhờ đó mà xương cơ chắc khoẻ hơn. Ngoài ra, yến còn có cả leucine, isoleucine, valine đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phục hồi và tăng cường sức khoẻ cơ bắp, tăng cường độ dẻo dai…
Làm đẹp da: Nước yến có khả năng cải thiện làn da, kích thích phục hồi và tái tạo tế bào da mới, giúp da căng mịn đàn hồi, giảm nếp nhăn… Bởi trong yến sào chứa proline giúp cơ thể sản xuất collagen.
Thon gọn vóc dáng: Một số chất trong nước yến còn giúp thúc đẩy phân huỷ mỡ thừa, săn chắc cơ bắp. Nước yến, nhất là nước yến hạt chia có thể tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ đắc lực cho quá trình giảm cân.
Tăng cường sinh lý nam nữ: Trong yến sào có l-arginine làm tăng lượng máu đến cơ quan sinh dục, kết hợp thêm nhiều thành phần dưỡng chất khác có khả năng cải thiện chức năng sinh lý nam và nữ, hỗ trợ điều trị các vấn đề về “chuyện chăn gối”.
Ngoài những tác dụng trên, nước yến sào còn có rất nhiều tác dụng khác. Trong đó nổi bật là khả năng phòng chống các bệnh về tim mạch, bệnh về xương khớp, bệnh thần kinh, ung thư…
Vì sao nên tự nấu nước yến sào tại nhà?
Hiện nay trên thị trường có vô số dòng sản phẩm nước yến đóng chai, đóng hũ đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như Khánh Hoà, Sanest, Thiên Hoàng, Tribeco… Tuy nhiên nhiều người vẫn chọn cách tự nấu nước yến tươi tại nhà dù giá nước yến đóng lon rất rẻ.

Bởi nước yến chưng bằng phương pháp cách thuỷ thủ công có ưu điểm giữ được trọn vẹn hương vị và dưỡng chất nguyên bản, không có chất tạo mùi, chất bảo quản, chất phụ gia… Đặc biệt, người nấu còn có thể chủ động chọn mua tổ yến chất lượng để đảm bảo độ nguyên chất, có thể chủ động kiểm soát tỷ lệ yến và nước (độ đặc – loãng), liều lượng đường (độ ngọt)… theo sở thích của mình.
Cách nấu nước yến đường phèn
Cách chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu
Để làm nước yến sào cần chuẩn bị và sơ chế các nguyên liệu như sau:
Tổ yến: Có thể sử dụng tổ yến thô, tổ yến tinh chế hoặc tổ yến sơ chế rút lông. Nếu dùng tổ yến tinh chế hay tổ yến sơ chế rút lông, trước khi chế biến chỉ cần ngâm nước khoảng 15 – 20 phút để yến mềm và tơi ra. Trong trường hợp sử dụng tổ yến thô, ngoài ngâm nước thì cần rửa, nhặt lông, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất lẫn trong tổ yến.

Đường phèn: Nên ưu tiên sử dụng đường phèn thay vì đường trắng. Bởi đường phèn mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ hơn.
Về dụng cụ, để nấu nước yến cần chuẩn bị:
Vật dụng đựng yến: Vật dụng đựng yến cần phải làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt hoặc sành sứ. Có hai cách:
Cách 1: Đựng yến trong một thố lớn để chưng. Sau khi nước yến chín thì rót sang các lọ hoặc hũ thuỷ tinh nhỏ để tiện bảo quản. Cách này tuy nhiều bước hơn nhưng lại giúp quá trình chưng yến gọn gàng hơn. Bởi không cần xửng hấp lại dễ dàng nêm nếm và kiểm soát lượng đường lúc chưng.

Cách 2: Trực tiếp đựng yến luôn trong các lọ hoặc hũ thuỷ tinh để chưng. Cách này tuy đơn giản nhưng phải dùng xửng hấp, lại có nhược điểm là rất khó nêm đường và kiểm soát lượng đường khi chưng.

Dù chọn cách nào thì thố chưng và các loại hũ, lọ, chai thuỷ linh đựng yến đều cần phải rửa thật sạch. Sau đó ngâm và rửa qua bằng nước sôi để diệt khuẩn. Như vậy mới có thể bảo quản nước yến được lâu.
Nồi chưng: Nồi chưng phải là nồi to, đủ không gian để đặt thố yến hoặc tất cả các lọ/hũ yến vào bên trong.
Xửng hấp hoặc khăn nhỏ: Nếu đựng yến trong thố thì chỉ cần lót dưới đáy thố một cái khăn để tránh thố yến va đập lạch cạnh vào đáy nồi lúc nước sôi. Còn nếu đựng yến trong các lọ/hũ thuỷ tinh thì tốt nhất đã dùng xửng hấp để những lọ/hũ này cách xa mặt nước. Bởi lọ/hũ thường nhỏ và nhẹ, nước sôi có thể khiến lọ/hũ bị lật, ngã đổ.
Cách chưng nước yến sào
Để làm nước yến ngon và bổ dưỡng nên sử dụng phương pháp chưng cách thuỷ. Bởi nếu đun nấu theo cách thông thường, nhiệt độ quá cao dễ khiến các thành phần trong yến bị phân huỷ hay biến tính. Còn chưng/hấp cách thuỷ, bởi mượn sức nóng của hơi nước để làm chín nước yến nên sẽ giúp lưu giữ, bảo toàn đầy đủ được các dưỡng chất.
Hướng dẫn cách chưng nước yến đường phèn:
Bước 1: Cho tổ yến đã ngâm vào thố hoặc lọ/hũ thuỷ tinh, rót ngập nước, đậy kín nắp. Nếu không có nắp có thể dùng giấy bạc nước đồ ăn để bọc kín lại.
Bước 2: Đặt thố yến và các lọ/hũ thuỷ tinh vào nồi chưng, rót nước vào nồi. Nếu dùng thố thì chỉ cần lót thêm khăn dưới đáy nồi. Nếu dùng lọ/hũ thì tốt nhất nên sử dụng xửng hấp.
Bước 3: Bật bếp. Lúc vừa chưng thì có thể chỉnh lửa hơi to để nước nhanh sôi. Khi thấy nước sôi giảm lửa nhỏ liu riu, chưng tầm 15 phút.
Bước 4: Mở nắp cho đường phèn vào. Lượng đường phèn tuỳ theo khẩu vị người ăn. Sau khi thêm đường thì đóng kín nắp, đợi 3 – 5 phút để đường tan ra là có thể tắt bếp.

Có thể thấy cách chưng nước yến ở trên cũng tương tự như chưng yến thông thường, điểm khác nhau chủ yếu ở tỷ lệ nước. Với chưng nước yến, tỷ lệ nước sẽ nhiều hơn. Thông thường cứ 1 tổ yến (1 tai yến) nặng 10 gram sẽ chưng chung với 0,5 – 1 lít nước.
Tỷ lệ nước có thể điều chỉnh linh hoạt theo khẩu vị người dùng. Tuy nhiên không nên chưng quá loãng bởi dưỡng chất cung cấp sẽ không được nhiều. Ngược lại chưng quá đặc sẽ giống yến chưng hơn là nước yến, khi này chỉ ăn chứ rất khó uống.

—
Nước yến đường phèn có thể kết hợp thêm nhiều loại nguyên liệu khác, tạo ra hương vị đặc sắc hơn cũng như đem đến nguồn dưỡng chất dồi dào và phong phú hơn.
Cách nấu nước yến hạt chia
Hạt chia nổi tiếng với hàm lượng chất chống oxy hoá cao. Các chất này có thể giúp làm chậm quá trình lão hoá bởi tuổi tác, cải thiện tình trạng viêm trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư… Hạt chia còn rất giàu chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá, giúp no lâu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng… Ngoài ra hạt chia cũng cung cấp lượng protein đáng kể, mang đến nguồn axit amin đa dạng.

Cách nấu nước yến hạt chia tương tự cách nấu nước yến đường phèn. Hạt chia khi dùng không phải rửa hay làm chín. Sau khi nấu xong nước yến đường phèn chỉ cho trực tiếp hạt chia vào nước yến. Sau tầm 3 – 5 phút, hạt chia sẽ tự động nở mềm.
Xem thêm: Cách chưng yến hạt chia
Cách nấu nước yến ngân nhĩ
Ngân nhĩ (còn gọi là mộc nhĩ trắng hay nấm tuyết) là một loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thành phần của ngân nhĩ, người ta tìm thấy protid, glucid, chất xơ, lipid, nước, cùng nhiều loại khoáng chất và vitamin. Vào thời xưa, ngân nhĩ cũng được xem là thực phẩm quý hiếm, chỉ gia đình giàu có, quyền quý mới đủ khả năng dùng.

Nước yến ngân nhĩ có nhiều công dụng tốt cho sứ khoẻ như: cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh, bổ máu, bổ não, thúc đẩy tổng hợp protid trong gan, giảm cholesterol trong máu, điều hoà huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch…
Vì ngân nhĩ có thời gian chín lâu hơn tổ yến nên cách làm nước yến ngân nhĩ đúng là chưng ngân nhĩ trước rồi mới cho tổ yến vào sau. Ngân nhĩ trước khi chế biến cần ngâm nước ấm để nở bung ra, rồi rửa sạch, cắt bỏ chân, cắt nhỏ vụn. Sau đó đem ngân nhĩ chưng cách thuỷ. Tầm 10 phút thì cho tổ yến vào chưng cùng. Khoảng 15 phút sau thêm đường phèn rồi chưng tiếp 5 phút là có thể tắt bếp.
Cách nấu nước yến nha đam
Nhựa nha đam (còn gọi là lô hội) chứa tối thiểu đến 23 loại axit amin, nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B5, B6, B12, C, E…) và khoáng chất (sắt, canxit, kali, natri, photpho, đồng, kẽm, mangan, magie…). Ngoài ra còn có các chất chống oxy hoá, chất kháng virus, enzym men tiêu hoá…
Nước yến nha đam có nhiều tác dụng như: nhuận tràng, làm lành nhanh vết thương, kháng viêm kháng khuẩn, tăng cường chức năng gan, giảm chứng ợ nóng, dưỡng da… Bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư…

Nước yến nha đam có tác dụng nhuận tràng, kháng viêm kháng khuẩn, tăng cường chức năng gan…Cách làm nước yến nha đam khá đơn giản. Nha đam trước tiên gọt vỏ, tách lấy phần thịt bên trong đem xắt hạt lựu. Sau đó ngâm nha đam trong nước muối loãng pha thêm ít nước cốt chanh tầm 5 – 10 phút để giảm nhớt, rồi rửa lại với nước sạch.
Trước khi nấu cần chần nha đam qua nước sôi tầm 30 giây, rồi vớt bỏ ngay vào nước đá lạnh 5 – 10 phút để nha đam trắng và giòn hơn. Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho nha đam, đường phèn và ít lá dứa vào, khuấy đều để tầm 2 – 3 phút thì tắt bếp.
Về phần tổ yến, vẫn chưng cách thuỷ riêng như hướng dẫn bên trên. Sau cùng mới hoà trộn nước nha đam và nước yến sào với nhau. Lưu ý cần điều chỉnh lượng nước lúc nấu nha đam và chưng yến. Tránh trường hợp khi pha cả hai với nhau thì bị quá loãng do thừa nước.
Cách nấu nước yến táo đỏ
Táo đỏ tuy nhỏ nhưng lại sở hữu giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn. Loại táo này cung cấp nhiều nước, rất giàu chất xơ, ngoài ra còn có các loại đường tốt, protein, vitamin, khoáng chất…
Nước yến táo đỏ có công dụng tăng cường sức khoẻ tim mạch, phát triển lợi khuẩn đường ruột, củng cố xương khớp, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh về dạ dày, hen suyễn, tiểu đường, ung thư…

Cách nấu nước yến với táo đỏ rất dễ. Vì táo đỏ lâu chín hơn yến nên sau khi ngâm và rửa sạch thì cần hầm mềm trước khi chưng chung với tổ yến. Thời gian hầm táo đỏ khoảng 10 phút. Khi chưng yến thay vì dùng nước lọc có thể sử dụng nước hầm táo đỏ vừa nãy. Lưu ý để táo đỏ dễ dùng nên lấy kéo cắt táo thành từng miếng nhỏ và bỏ phần hạt trước khi đem hầm.
Xem thêm: Cách làm yến chưng táo đỏ
Uống nước yến bao nhiêu là đủ?
Nếu xem nước yến như một loại “đồ uống chơi” lâu lâu mới dùng một lần thì sẽ khó phát huy tối đa được các công dụng bổ dưỡng từ yến. Cách uống nước yến sào hiệu quả đó là sử dụng đều đặn (hạn chế bị gián đoạn). Mỗi lần dùng không nên uống quá nhiều, thay vào đó chỉ cần một liều lượng nhỏ vừa đủ là được.

Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, dùng quá nhiều đều dễ gây phản tác dụng. Theo các chuyên gia, để bồi bổ tăng cường sức khoẻ có thể sử dụng nước yến thường xuyên với liều lượng hợp lý là khoảng 70 ml/ngày.
Cụ thể cách sử dụng nước yến sào tốt với người lớn là chỉ nên dùng tối đa 9 – 15 gram tổ yến/tuần, còn trẻ nhỏ từ 3 – 9 gram tổ yến/tuần. Với các trường hợp đặc biệt như người bệnh hay người quá lớn tuổi… cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng nước yến phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.

Nên uống nước yến khi nào?
Có thể uống nước yến vào hầu hết các thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nên uống nước yến vào buổi sáng (30 phút trước khi ăn sáng) hoặc buổi tối (trước khi đi ngủ tầm 1 tiếng) để cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ nước yến một cách tốt nhất. Vì khi này cơ thể không phải tiêu hoá nhiều thức ăn, nồng độ nội tiết tố tăng cao nên có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra uống nước yến vào bữa xế – giữa hai bữa chính cũng rất tốt. Nước yến sẽ giúp kịp thời bổ sung nước, nạp năng lượng cho cơ thể trong thời gian đợi bữa ăn tiếp theo.
Cách bảo quản nước tổ yến đã chưng
Tự nấu nước yến tại nhà do không có chất bảo quản nên sẽ khó giữ được lâu. Ở nhiệt độ phòng thông thường nước yến chỉ để được tầm 12 – 48 tiếng. Cách bảo quản nước yến đã chưng tốt nhất là đựng trong các vật dụng làm bằng thuỷ tinh, có nắp đậy kín và cất vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách bảo quản này, nước yến có thể giữ được từ 1 – 2 tuần.
Câu hỏi thường gặp về nước yến sào
❓Cách dùng nước yến cho trẻ em như thế nào là đúng?
Trả lời: Chỉ nên cho trẻ từ 1 tuổi trở lên sử dụng nước yến sào với liều lượng vừa đủ. Trẻ từ 1 – 3 tuổi mỗi lần nên dùng 2 thìa cà phê, mỗi tuần không quá 3 lần. Trẻ từ 3 – 10 tuổi, mỗi lần dùng khoảng 4 – 5 thùa cà phê, mỗi tuần trung bình 40 – 50 ml.
❓Cách dùng nước yến cho người già sao cho đúng?
Trả lời: Cách dùng nước yến cho người già tốt nhất là sử dụng đều đặn 70ml mỗi ngày hoặc cách ngày. Với những người già đang bệnh hay có thể trạng yếu tốt nhất nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nếu sử dụng lâu dài.
❓Bà bầu uống nước yến có tốt không?
Trả lời: Bà bầu uống nước yến rất tốt. Nước yến không chỉ bổ sung nhiều dưỡng chất cho bà bầu mà còn rất tốt với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên để an toàn thì bà bầu nên uống nước sau thời kỳ thai nghén, khi cơ thể bà bầu cũng như thai nhi đã ổn định hơn.
