Cách làm tổ yến chưng lê đường phèn vừa mát vừa bổ

Tổ yến chưng lê không chỉ là một món ngọt thanh mát, giải nhiệt hiệu quả mà còn đem đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Tác dụng của tổ yến chưng lê

Yến sào là một trong các loại thực phẩm có giá trị đắt đỏ nhất hiện nay với giá vài triệu đến vài chục triệu 1 lạng. Sở dĩ đắt đỏ như thế là vì tổ yến vừa quý hiếm, vừa có giá trị rất cao về mặt dinh dưỡng. Tổ yến rất giàu đạm, sở hữu nguồn axit amin vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, tổ yến cũng chứa carbohydrate, một ít lipit và nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tổ yến là một trong các loại thực phẩm có giá trị đắt đỏ nhất hiện nay
Tổ yến là một trong các loại thực phẩm có giá trị đắt đỏ nhất hiện nay

Còn quả lê không chỉ là một loại trái cây ngon ngọt mà cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo Đông y, lê có vị chua ngọt, tính lương, vào phế và vị. Lê có tác dụng sinh tân, nhuận táo, hoá đàm, thanh nhiệt, rất tốt sử dụng cho người bị âm hư, đàm nhiệt như sốt nóng, mất nước khát nước, ho, táo bón…

Còn theo Y học hiện đại, quả lê chứa nhiều đường, giàu chất xơ, vitamin (như vitamin C, vitamin K, vitamin nhóm B…) và khoáng chất (như canxi, sắt, mangan, magie…).

Quả lê không chỉ là một loại trái cây ngon ngọt mà cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng
Quả lê không chỉ là một loại trái cây ngon ngọt mà cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng

Yến chưng trái lê là một món thơm ngon, thanh mát, giải nhiệt rất tốt. Nhưng đặc biệt món ăn này còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Một số tác dụng tổ yến chưng lê đáng kể như cải thiện chức năng tiêu hoá, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol dư thừa, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tăng cường sức khoẻ tim mạch, tăng cường khả năng hấp thụ canxi giúp xương chắc khoẻ, tăng cường trí nhớ…

Bên cạnh đó, tổ yến chưng lê còn hỗ trợ trị ho, phòng ngừa táo bón hoặc đại tiện phân lỏng, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, phòng tránh các bệnh về tim mạch hay đột quỵ, kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư, hỗ trợ tăng cao hiệu quả điều trị ung thư…

Cách làm tổ yến chưng lê

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu:

Tổ yến: Sử dụng tổ yến tinh chế, tổ yến rút lông hay tổ yến thô đều được. Tuy nhiên dùng tổ yến tinh chế hay tổ yến rút lông thì công đoạn sơ chế đơn giản hơn, chỉ cần ngâm nước khoảng 30 phút rồi vớt lên để ráo. Còn dùng tổ yến thô phải ngâm, rửa và nhặt lông yến để loại bỏ toàn bộ các tạp chất.

Quả lê: Để chọn được lê ngon nên ưu tiên những quả còn cuống bởi đây thường là quả tươi, mới hái. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào quả lê, thấy hơi mềm là lê đã chín. Tránh chọn những quả quá mềm, quá chín, đã hái lâu ngày vì sẽ không còn độ giòn.

Lê mua trước khi chế biến cần rửa sạch, để nguyên vỏ hoặc bào vỏ. Sau đó cắt ngang một phần nhỏ trên đầu quả lê để làm nắp đậy, phần còn lại làm chén đựng yến chưng. Để tạo hình chén, dùng muỗng từ từ khoét sâu vào phần ruột quả lê. Lưu ý không khoét quá mạnh tay, nên chừa lại sao cho thành chén còn rộng khoảng 1cm, cẩn thận tránh khoét thủng đáy. Ruột lê sau khi nạo ra thì cắt nhỏ thành hình hạt lựu.

Để tạo hình chén, dùng muỗng từ từ khoét sâu vào phần ruột quả lê
Để tạo hình chén, dùng muỗng từ từ khoét sâu vào phần ruột quả lê

Đường phèn: Chuẩn bị một ít đường phèn để tạo vị ngọt cho yến chưng lê.

Cách chưng/hấp tổ yến với quả lê:

Bước 1: Cho tổ yến và ruột lê đã cắt hạt lựu vào chung trong chén lê đã khoét, rót thêm một ít nước rồi đậy nắp chén lê lại. Có thể dùng tăm đâm vào để cố định chặt nắp lê.

Bước 2: Cho trái lê vào trong một cái bát, rồi đặt bát lê vào nồi chưng hoặc đặt lên xửng hấp, đổ nước vào nồi ở mức xăm xắp, không cần quá nhiều. Đậy kín nắp và bật bếp, lúc đầu có thể chỉnh lửa hơi to để nước nhanh sôi, sau đó giảm lửa nhỏ liu riu chưng tầm 15 – 20 phút.

Bước 3: Mở nắp cho đường phèn vào, chưng tiếp tầm 3 phút thì tắt lửa, cẩn thận đem bát lê ra ngoài.

Tổ yến chưng trái lê hợp dùng cả nóng lẫn lạnh. Với những ai thích cảm giác mát lạnh, giải khát, giải nhiệt nhanh thì có thể ướp đá hay thêm ít đá viên. Tuy nhiên với người bệnh, nhất là người bệnh ho thì chỉ nên ăn tổ yến chưng quả lê khi nóng.

Xem thêm: Các cách chế biến tổ yến ngon

Yến chưng trái lê hợp dùng cả nóng lẫn lạnh
Yến chưng trái lê hợp dùng cả nóng lẫn lạnh

Cách làm tổ yến chưng lê gừng

Tổ yến chưng quả lê có thể kết hợp thêm gừng. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt, gừng còn nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Các nhà khoa học tìm thấy trong gừng có đến hơn 400 chất, nổi bật có tinh dầu, chất béo, tinh bột, chất xơ, đường, protein, kali, natri, các chất tạo cay…

Gừng có nhiều tác dụng như làm ấm cơ thể, hỗ trợ giải trừ cảm mạo, chữa phong hàn, ho suyễn, khàn tiếng mất tiếng, tay chân móp lạnh, giảm đau kháng viêm… Các tinh chất trong gừng có khả năng kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hoá, kích thích sản sinh các lợi khuẩn trong hệ tiêu hoá…

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt, gừng còn nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt, gừng còn nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ

Cách làm tổ yến chưng lê gừng cũng khá đơn giản. Thực hiện các bước tương tự như tổ yến chưng lê đường phèn ở trên. Riêng với gừng thì cần rửa sạch và cắt thành lát mỏng. Nên để nguyên vỏ vì trong vỏ gừng chứa nhiều tinh chất có lợi.

Thời điểm cho gừng vào chưng chung với tổ yến và lê là khoảng 3 – 5 phút trước lúc tắt bếp. Nếu muốn vị cay nồng đặc trưng của gừng quyện nhiều vào tổ yến và lê thì có thể cho gừng vào sớm hơn.

Xem thêm: Cách chưng yến với gừng

Cách làm tổ yến chưng lê mật ong

Với món tổ yến chưng lê có thể sử dụng mật ong để thay thế hoàn toàn cho đường phèn hoặc kết hợp cả đường phèn và thêm một chút mật ong. Không chỉ mang hương vị thơm ngon, mật ong cũng là loại thực phẩm sở hữu nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào và phong phú. Trong đó nổi bật với hàm lượng lớn carbohydrate, vitamin nhóm B, canxi, photpho, kali, kẽm… Mật ong có thể giúp nâng cao sức khoẻ tim mạch, giảm cholesterol, kháng khuẩn chống viêm, giảm ho…

hông chỉ mang hương vị thơm ngon, mật ong cũng là loại thực phẩm sở hữu nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào và phong phú
Không chỉ mang hương vị thơm ngon, mật ong cũng là loại thực phẩm sở hữu nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào và phong phú

Để làm món tổ yến chưng lê mật ong chỉ cần cho thêm mật ong khi tổ yến lê đã chưng xong và hơi nguội. Tuyệt đối không cho mật ong vào lúc đang chưng hoặc còn quá nóng. Vì nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin và khoáng chất trong mật ong. Nhiệt độ tốt nhất để hoà quyện mật ong là tầm 35 độ C.


Câu hỏi thường gặp về tổ yến chưng lê

Tổ yến chưng lê trị ho tốt không?

Trả lời: Theo Y học cổ truyền, quả lê có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, nhuận phế, giảm ho, có thể hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến hô hấp. Tổ yến cũng có tác dụng làm sạch phổ, tăng cường sức khoẻ hệ hô hấp. Do đó món tổ yến chưng lê rất tốt với người đang bị bệnh ho.

Tổ yến chưng lê có thể cho thêm vỏ cam không?

Trả lời: Tổ yến chưng lê vỏ cam là một món ăn vừa bổ dưỡng lại vừa thơm ngon. Không chỉ phần thịt cam mà vỏ quả cam cũng có giá trị dinh dưỡng. Vỏ cam chứa nhiều flavonoid. Đây là chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh khác. Ngoài ra, vỏ cam còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ tim mạch, sức khoẻ răng miệng, sức khoẻ tiêu hoá, kháng viêm… Khi làm món tổ yến chưng lê có thể cho thêm một ít vỏ cam tươi thái sợi nhuyễn hoặc trần bì (vỏ cam khô).

Tổ yến chưng lê để được bao lâu?

Trả lời: Tổ yến chưng lê muốn để được lâu nên cho vào hộp hay hũ thuỷ tinh, đậy kín nắp và cất vào ngăn mát tủ lạnh. So với tổ yến chưng đường phèn, tổ yến chưng lê không để được quá lâu. Tốt nhất nên dùng càng sớm càng tốt, tránh để quá 5 – 7 ngày.

Chia sẻ ý kiến