Cách chưng tổ yến lá dứa không bị đắng

Cách làm yến chưng lá dứa rất đơn giản, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số vấn đề để tránh bị đắng cũng như bảo toàn dưỡng chất cho món ăn.

Tác dụng tổ yến chưng lá dứa

Tổ yến chưng lá dứa là một món ăn vừa thơm ngon lại vừa rất bổ dưỡng. Từ lâu tổ yến đã nổi tiếng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Theo phân tích khoa học, tổ yến rất giàu đạm (thường chiếm tỷ lệ hơn 50%), chứa đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó hàm lượng chất béo lại cực kỳ thấp. Ngoài đạm và carbohydrate, tổ yến còn có nhiều loại khoáng chất quan trọng.

Tổ yến chưng lá dứa là một món ăn vừa thơm ngon lại vừa rất bổ dưỡng
Tổ yến chưng lá dứa là một món ăn vừa thơm ngon lại vừa rất bổ dưỡng

Với thành phần dưỡng chất đặc biệt, tổ yến giúp bổ huyết, bổ phổi, an thần, tăng cường trí nhớ, kích thích tiêu hoá, tăng cường quá trình hấp thụ và trao đổi chất, kích thích tăng trưởng tế bào, củng cố hệ miễn dịch, làm đẹp da, kiểm soát cân nặng, làm chậm tiến trình lão hoá, kéo dài tuổi thọ…

Xem chi tiết: Các tác dụng tổ yến

Lá dứa không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam mà còn là một loại thảo dược đem đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Theo Y học cổ truyền, lá dứa có mùi thơm đặc trưng, vị hơi nhạt, tính ôn, không độc, quy kinh thận, can, tì… Loại thảo dược này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chủ trị các chứng sốt cao, cảm mạo phong hàn, ho, tứ chi đau nhức, bổ phế…

Còn trong Y học hiện đại, người ta tìm thấy lá dứa chứa nhiều hợp chất tốt, có cả một số chất chống oxy hoá với hàm lượng cao. Nhờ đó mà lá dứa có khả năng giúp lợi tiểu, giải nhiệt, an thần, cải thiện các chứng đau nhức xương khớp, hạ nhiệt, giải cảm, cân bằng đường huyết, làm đẹp da, ngăn ngừa ung thư…

Lá dứa chứa nhiều hợp chất tốt, có cả một số chất chống oxy hoá với hàm lượng cao
Lá dứa chứa nhiều hợp chất tốt, có cả một số chất chống oxy hoá với hàm lượng cao

Cách chưng tổ yến lá dứa

Tổ yến chưng lá dứa nguyên lá

Nguyên liệu chuẩn bị:

Tổ yến: Ngâm tổ yến trong nước để sợi yến nở và tơi ra, sau đó vớt lên để thật ráo nước. Nếu sử dụng tổ yến thô thì cần sơ chế loại bỏ hoàn toàn lông và tạp chất trước khi chế biến.

Lá dứa: Cắt gốc, rửa sạch, sau đó cắt khúc hoặc gấp khúc rồi bó gọn.

Đường phèn: Liều lượng tuỳ theo khẩu vị người ăn.

Lá dứa sau khi cắt gốc, rửa sạch thì cắt khúc
Lá dứa sau khi cắt gốc, rửa sạch thì cắt khúc

Cách chưng yến lá dứa nguyên lá:

Bước 1: Cho tổ yến vào thố chưng, rót ngập nước, đậy kín nắp.

Bước 2: Đặt thố yến vào nồi chưng, rót nước xăm xắp, đậy kín nắp.

Bước 3: Bật bếp, lúc đầu có thể chỉnh lửa hơi to để nước nhanh sôi, khi nước sôi thì giảm lửa nhỏ liu riu.

Bước 4: Sau khi chưng tầm 15 phút, mở nắp cho lá dứa và đường phèn vào, chưng thêm tầm 5 – 7 phút thì tắt bếp.

Xem thêm: Các cách chế biến tổ yến

Tổ yến chưng nước cốt lá dứa

Nguyên liệu chuẩn bị:

Tổ yến: Ngâm tổ yến trong nước để sợi yến nở và tơi ra, sau đó vớt lên để thật ráo nước. Nếu sử dụng tổ yến thô thì cần sơ chế loại bỏ hoàn toàn lông và tạp chất trước khi chế biến.

Lá dứa: Cắt bỏ gốc, rửa sạch cắt khúc rồi cho vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước cốt.

Đường phèn: Liều lượng tuỳ theo khẩu vị người ăn.

Lá dứa sau khi rửa sạch thì xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt
Lá dứa sau khi rửa sạch thì xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt

Cách chưng yến nước cốt lá dứa:

Bước 1: Cho tổ yến vào thố chưng, rót ngập nước, đậy kín nắp.

Bước 2: Đặt thố yến vào nồi chưng, rót nước xăm xắp, đậy kín nắp.

Bước 3: Bật bếp, lúc đầu có thể chỉnh lửa hơi to để nước nhanh sôi, khi nước sôi thì giảm lửa nhỏ liu riu.

Bước 4: Sau khi chưng tầm 15 phút, mở nắp cho nước cốt lá dứa và đường phèn vào, chưng thêm tầm 5 – 7 phút thì tắt bếp.

Khi làm chưng tổ yến với lá dứa nên lưu ý một số điểm sau:

Chỉ nên sử dụng một ít lá dứa. Nếu dùng quá nhiều lá dứa, không cân xứng với lượng tổ yến hay lượng nước chưng yến sẽ dễ khiến tổ yến sau khi chưng bị đắng.

Chưng lá dứa quá lâu cũng dễ gây đắng. Đây chính là lý do vì sao không cho lá dứa vào chưng chung với tổ yến ngay từ đầu mà thay vào đó nên thêm vào khi yến đã gần chín.

Các biến thể của món tổ yến chưng lá dứa

Có thể làm phong phú thêm hương vị cho món yến chưng lá dứa bằng cách kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như: táo đỏ, nha đam, gừng, hạt sen, hạt chia…

Táo đỏ: Táo đỏ ngâm, rửa sạch, hầm khoảng 10 phút trước khi đem chưng chung với tổ yến.

Xem thêm: Cách làm tổ yến chưng táo đỏ

Nha đam: Nha đam gọt bỏ vỏ, lấy phần thịt trắng bên trong, rửa qua để bớt nhớt. Sau khi chưng yến được tầm 15 phút thì cho nha đam vào cùng lúc với lá dứa và đường phèn, chưng tiếp 5 – 7 phút thì tắt bếp.

Có thể làm phong phú thêm hương vị cho món yến chưng lá dứa bằng cách kết hợp thêm một số nguyên liệu khác
Có thể làm phong phú thêm hương vị cho món yến chưng lá dứa bằng cách kết hợp thêm một số nguyên liệu khác

Hạt sen: Hạt sen ngâm, rửa sạch, hầm khoảng 20 phút trước khi đem chưng chung với tổ yến.

Xem thêm: Cách chưng yến với hạt sen

Gừng: Gừng rửa sạch, có thể bào vỏ hoặc để vỏ, cắt lát mỏng. Sau khi chưng yến được tầm 15 phút thì cho gừng vào cùng lúc với lá dứa và đường phèn, chưng tiếp 5 – 7 phút thì tắt bếp. Nếu muốn đậm vị gừng hơn thì cho gừng vào chưng chung với tổ yến ngay từ đầu.

Xem thêm: Cách làm tổ yến chưng gừng

Hạt chia: Hạt chia không cần rửa hay nấu chín. Sau khi chưng yến sào với lá dứa xong thì cho hạt chia vào, đợi khoảng 3 – 5 phút để hạt chia nở mềm là có thể dùng được.

Xem thêm: Cách làm tổ yến chưng hạt chia

Tổ yến chưng đường phèn lá dứa ăn nóng hoặc lạnh đều ngon. Để kéo dài thời gian sử dụng có thể cho vào hũ hoặc hộp thuỷ tinh đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.


Câu hỏi thường gặp về tổ yến chưng lá dứa

Tổ yến chưng lá dứa để được bao lâu?

Trả lời: Tổ yến chưng lá dứa để ở nhiệt độ phòng được khoảng 12 – 24 tiếng. Cách bảo quản tốt nhất là cho tổ yến chưng lá dứa vào hộp hoặc hũ thuỷ tinh rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách bảo quản này tuy để được lâu hơn nhưng tốt nhất nên dùng sớm trong vòng 7 ngày.

Khi làm tổ yến chưng lá dứa nên cho lá dứa vào lúc nào?

Trả lời: Khi làm tổ yến chưng lá dứa nên cho lá dứa vào lúc tổ yến đã gần chín, cùng thời điểm cho đường phèn. Không nên cho lá dứa vào chưng chung ngay từ đầu. Bởi lá dứa sôi quá lâu sẽ dễ bị đắng.

Vì sao lá dứa bị đắng?

Trả lời: Lá dứa bị đắng thường do nấu quá lâu hoặc sử dụng liều lượng quá nhiều so với các nguyên liệu khác.

Chia sẻ ý kiến