Ăn tổ yến sào nhiều có tốt không? Liều lượng bao nhiêu là đủ?

Yến sào tuy rất bổ dưỡng nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều có thể phản tác dụng. Vậy người lớn và trẻ em ăn tổ yến bao nhiêu là đủ?

Ăn yến sào nhiều có tốt không?

Yến sào là một trong các loại thực phẩm thuộc hàng quý hiếm và đại bổ, được xếp vào nhóm “bát trân” (8 món ăn cao lương mỹ vị thời xưa). Yến sào là tổ chim yến được làm từ nước bọt của chim yến. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận yến sào có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Trong thành phần của yến sào thường chứa đến hơn 50% protein. Lượng protein này được cấu thành từ nhiều loại axit amin như glucosamine, glycine, axit aspartic, proline, phenylalamine, threonine… Bên cạnh đó yến sào còn có nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, photpho, mangan, magie…

Do đó, tổ yến từ lâu đã được xem là một loại thực phẩm bồi bổ sức khoẻ rất tốt, đặc biệt là với trẻ em, bà bầu, phụ nữ sau sinh, người già, người đang điều trị bệnh, sau phẫu thuật… Yến sào đem đến rất nhiều lợi ích như bổ phổi, bổ huyết, cường thân, thúc đẩy quá trình hấp thụ và trao đổi chất, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào – phục hồi tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch – sức đề kháng, làm chậm tiến trình lão hoá, tăng cường trí nhớ, làm đẹp da, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn…

Xem thêm:

Yến sào từ lâu đã được xem là một loại thực phẩm bồi bổ sức khoẻ rất tốt
Yến sào từ lâu đã được xem là một loại thực phẩm bồi bổ sức khoẻ rất tốt

Yến sào rất bổ thì ai cũng biết. Tuy nhiên sử dụng yến sào đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ. Với thắc mắc ăn yến sào nhiều có tốt không, các chuyên gia giải đáp như sau.

Khi nói đến các loại thực phẩm bổ dưỡng không ít người cho rằng sử dụng càng nhiều sẽ càng tốt. Tuy nhiên đây lại là một lầm tưởng cực kỳ tai hại. Bởi các chất dinh dưỡng nếu bổ sung vào cơ thể với liều lượng hợp lý thì sẽ mang đến lợi ích rất lớn. Nhưng nếu bị thừa thì cũng dễ gây phản tác dụng, thậm chí huỷ hoại cơ thể.

Điển hình như protein (hay còn gọi chất đạm), đây là thành phần không thể thiếu để duy trì và phát triển sự sống. Protein mang những chuỗi axit amin cấu tạo nên tế bào và thúc đẩy thực hiện các chức năng của tế bào.

Nhưng nếu cơ thể nạp quá nhiều protein dẫn đến tình trạng dư thừa thì có thể bị các tác dụng phụ như: tăng cân, táo bón, tiêu chảy, hôi miệng, tổn thương thận, mất canxi, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh gout…

Đông y cũng có câu “bổ nên đi kèm với tả” ý chỉ mọi thứ đều cần đến sự cân bằng và hài hoà. Vì bất kỳ loại thực phẩm nào kể cả đồ bổ cũng đều tồn tại song song hai mặt lợi và hại theo nguyên lý tương sinh – tương khắc. Thế nên quá thiếu không được nhưng quá thừa cũng không nên. Khi mất đi sự cân bằng sẽ trở thành lợi bất cập hại.

 tối đa các công dụng của tổ yến
Ăn yến đúng cách với liều lượng hợp lý sẽ giúp phát huy tối đa các công dụng của tổ yến

Xem thêm:

Yến sào cũng không tránh được quy luật và nguyên tắc trên. Ăn nhiều yến sào, lạm dụng yến sào dễ gây những tác động không tốt đến hệ tiêu hoá, dẫn đến các chứng tiêu chảy, chướng bụng, cảm giác khó chịu… Ăn quá nhiều tổ yến thời gian dài có thể làm ảnh hưởng không tốt đến nhiều cơ quan cũng chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Do đó liều lượng ăn yến là vô cùng quan trọng, đặc biệt với trẻ em, bà bầu, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, người đang có sức khoẻ kém… Chỉ có ăn yến đúng cách với liều lượng hợp lý thì mới có thể phát huy tối đa các công dụng của tổ yến.

Liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em và người lớn

Để biết ăn tổ yến thế nào là nhiều hay ăn tổ yến bao nhiêu là đủ trước tiên cần xác định ăn tổ yến như thế nào. Nếu thỉnh thoảng lâu lâu mới ăn tổ yến một lần thì liều lượng không quá quan trọng, chỉ cần đừng dùng quá nhiều. Còn nếu chọn sử dụng tổ yến như một loại thực phẩm bồi bổ lâu dài thì cần điều chỉnh liều dùng phù hợp để phát huy tối đa công dụng.

Theo các chuyên gia, tổ yến không cần ăn quá nhiều. Thay vào đó mỗi lần ăn một ít nhưng đều đặn trong thời gian dài sẽ có tác dụng rất tốt. Cụ thể:

  • Liều lượng sử dụng yến sào cho người lớn: 3 – 5 gram/lần và ăn tối đa 3 lần/tuần.
  • Liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em: 1 3 gram/lần và ăn tối đa 3 lần/tuần.
n ăn từ 3 – 5 gram yến cho một lần và ăn không quá 3 lần trên một tuần
Chỉ nên ăn từ 3 – 5 gram yến cho một lần và ăn không quá 3 lần trên một tuần

Với những trường hợp đặc biệt như thể trạng yếu, có bệnh nền… tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia về liều lượng phù hợp trước khi sử dụng tổ yến lâu dài.

Xem thêm:

Những người nào không nên ăn tổ yến?

Theo các chuyên gia, những đối tượng không nên ăn yến là người đang mắc các triệu chứng viêm da, bị viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt… Bởi đây thường là những bệnh viêm nhiễm cấp tính dễ sốt, khiến hoạt động của tì vị bị yếu. Do đó không phù hợp để hấp thụ thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là nhiều đạm như tổ yến.

Đông y cũng có lý giải tương tự. Cụ thể những người tỳ vị hư, phong hàn, cảm mạo, bụng chướng, ăn không tiêu, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh… không nên sử dụng yến sào vì vừa lãng phí, vừa dễ khiến bệnh trở nặng thêm.

Trẻ em dưới 7 tháng tuổi cũng là đối tượng không nên ăn yến sào. Vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển toàn diện, chưa đủ cứng cáp để có thể hấp thụ các loại thực phẩm dinh dưỡng cao  như tổ yến. Nếu cho trẻ ăn sẽ tác động không tốt đến hệ tiêu hoá của trẻ.


Câu hỏi thường gặp về liều lượng ăn yến sào

Bà bầu ăn yến sào bao nhiêu là được?

Trả lời: Liều lượng dùng yến sào cho bà bầu tốt nhất từ 3 – 5 gram/lần, nên ăn cách ngày và không quá 3 lần/tuần. Ngoài ra cũng cần lưu ý bà bầu nên ăn yến sào sau thời gian ốm nghén hoặc 3 tháng đầu tiên thai kỳ khi cơ thể bà bầu và thai nhi đã ổn định.

Ăn yến nhiều có hại không?

Trả lời: Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng không nên sử dụng quá nhiều, nhất là những thực phẩm bổ dưỡng. Ăn nhiều yến sào, ăn quá liều lượng cho phép sẽ dễ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá, gây các chứng tiêu chảy, chướng bụng, cảm giác khó chịu…

Ăn yến nhiều có nóng không?

Trả lời: Theo Đông y, yến sào có tính bình, không phải tính nóng cũng không phải tính hàn. Do đó ăn yến sào nhiều thường không gây nóng. Tuy nhiên ăn yến quá liều lượng trong thời gian ngắn sẽ dễ gây tác động không tốt đến hệ tiêu hoá.

Chia sẻ ý kiến